Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

Việc những thương hiệu nổi tiếng từng nổi đình nổi đám rồi nhanh chóng biến mất vĩnh viễn không phải là điều gì đáng ngạc nhiên. Điều đáng ngạc nhiên là kỳ tích hồi sinh thần của những thương hiệu này.

Dưới đây là 3 thương hiệu nổi tiếng đã từng làm mưa làm gió ở một thời điểm nhất định nào đó trong nửa thế kỷ qua nhưng rồi đánh mất vị trí của mình. Sau khi được các công ty mẹ hay chủ mới cứu, những thiết kế thương hiệu nổi tiếng này đã sống lại, "khỏe mạnh" như xưa. Thậm chí một số như Apple và Adidas còn dẫn đầu ngành về doanh thu.

Volkswagen

Vào những năm giữa thế kỉ 20, khi đa số người Mỹ thích lái những chiếc xe có khoang lái rộng và vận tốc rất cao… thì sự xuất hiện của Volkswagen Beetle được xem như mối đe dọa đối với thị trường ôtô Mỹ. Tuy nhiên, Volkswagen vẫn là một cái tên xa lạ với người tiêu dùng ở đây.

thương hiệu nổi tiếng volkswagen

Đến năm 1970 công ty mới vươn lên chiếm 7% thị phần và là hãng ô tô ngoại đầu tiên mở nhà máy lắp ráp tại Mỹ. Mặc dù bước đầu thành công nhưng do nhiều lần bước hụt, trong đó có việc trình làng mẫu xe kém hấp dẫn là Rabbit, doanh số bán Volkswagen bị tuột dốc thê thảm. Theo tờ Wall Street Journal: “Năm 1992, doanh số của VW ở Mỹ thấp đến mức chỉ còn 49.000 chiếc và công ty này phải tính đến chuyện rút ra khỏi thị trường Mỹ”.

Thế nhưng 6 năm sau khi mẫu xe Beetel ra đời, VW bắt đầu trở lại. Năm 2000, công ty tự hào thông báo tháng bán hàng kỷ lục trong vòng 26 năm. Năm 2010, VW bán hơn 250.000 chiếc ô tô tại Mỹ – con số lớn nhất của công ty từ năm 2003.Hiện nay, VW là một trong những Tập đoàn sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới. Thị trường chủ yếu của hãng là châu Âu, những thương hiệu nổi tiếng trực thuộc hãng bao gồm Audi, Bentley, Skoda, Lamborghini, Bugatti, SEAT, Porsche và Volkswagen.

Apple

Với dòng máy tính Macintosh, Apple trở thành nhà sản xuất máy tính cá nhân đầu tiên vào cuối những 1980. Năm 1985, Steve Jobs rời khỏi Apple sau khi bị ban giám đốc và CEO mới của hãng là John Scully “hất cẳng”. Công ty tiếp tục làm ăn được trong thập niên 1980, nhưng sau đó lần hồi xuống dốc trong thập kỷ kế tiếp với giá trị thị trường sụt mạnh.

Năm 1997 Steve Jobs quay trở lại Apple và kéo về khoản đầu tư 150 triệu USD từ Microsoft cho hãng. Bằng một loạt biện pháp cải tổ quyết liệt, Jobs chính thức đảm nhiệm cương vị giám đốc điều hành và tiến hành tái cấu trúc thương hiệu đang suy sụp của Apple. Dưới sự quản hạt của ông, Apple đã chuyển sự tập trung từ máy tính sang thiết bị di động và bắt đầu sản xuất những sản phẩm đại chúng như iMac, iPod, sau đó là iPhone, iPad.

Năm 1998, Apple cho ra đời dòng máy tính iMac và tiếp theo là máy ngay nhạc iPod (2001). Hai sản phẩm này đánh dấu sự trở lại của Apple với tư cách là một công ty “khó nhằn” trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng. Vị thế của Apple càng được củng cố khi công ty tung ra dòng điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad làm điên đảo giới yêu công nghệ. Ngày nay Apple là thương hiệu nổi tiếng được yêu chuộng nhất trên thế giới.

Adidas

Trong thế giới ganh đua gay gắt của các hãng sản xuất đồ thể thao, adidas đã hồi sinh và trở thành một đối thủ đáng gờm về mặt sáng tạo qua các chiến lược tiếp thị sắc sảo. Các sản phẩm của adidas sẽ còn tiếp tục là người bạn đồng hành thân thiết của những ai say mê luyện tập thể thao.

thương hiệu nổi tiếng adidas

Khi bước vào thị trường 50 năm trước, mục tiêu của adidas là trở thành nhà sản xuất những loại giày thể thao đặc biệt dành cho bóng đá và chạy bộ. Dần dần hãng đi đến quyết định trở thành thương hiệu giày dành cho các vận động viên chuyên nghiệp. Trong thập niên 80 uy tín của adidas càng mạnh hơn khi Run DMC trình bày bản rap “My adidas”, nhưng đến thập niên 90, Nike và Reebok đã vượt lên bỏ xa adidas lại phía sau, ngay cả ở thị trường Đức - lãnh địa riêng của adidas. Bọn trẻ đã thôi không còn thiết tha gì với những đôi giày mà cha mẹ chúng đã từng mang trước đó hàng chục năm và thế là adidas bị rơi vào quên lãng.

Thiên niên kỷ mới có thể được xem là giai đoạn phục hưng của đế chế adidas. Dần dà hãng cũng khôi phục lại vị thế của mình và giành lại thị phần đã mất trước đây. Hiện nay adidas chỉ chịu đứng sau mỗi Nike trong lĩnh vực giày thể thao. Chìa khoá quan trọng nhất để hồi sinh lại thương hiệu adidas chính là ở các hợp đồng bảo trợ thương hiệu với các vận động viên tầm cỡ thế giới."Không ngừng sáng tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu, không chỉ cho các chiến lược tiếp thị mà còn cho cả dòng sản phẩm của adidas" chính là tiêu chí hàng đầu của thương hiệu này

Nguồn: Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

Followers

Video

Popular Posts